Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, xuất huyết dạ dày chính là tình trạng viêm loét dạ dày cấp độ nặng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
- Xuất huyết dạ dày (chảy máy dạ dày) nên ăn hoa quả gì?
- Thuốc điều trị bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả nhất hiện nay
- Người bệnh xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) không nên ăn gì?
Điểm mặt những nguyên nhân chính chính gây xuất huyết dạ dày
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây xuất huyết dạ dày mà bạn cần biết để chủ động phòng bệnh có hiệu quả hơn.
Nguyên nhân chính gây xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một trường hợp cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng tổn thương viêm loét dạ dày cấp hoặc mãn tính. Căn nguyên được xác định chủ yếu do:
Xuất huyết dạ dày do rượu: Một nghiên cứu đã chỉ ra, rất nhiều bệnh nhân mắc xuất huyết dạ dày sau khi uống rượu, vô tình hoặc cố ý uống phải dung dịch acid hoặc kiềm, stress căng thẳng quá độ, dùng một số thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu… khiến cho dạ dày của bệnh nhân bị xuất huyết. Hoặc có khi các thức ăn kích thích (cà phê, tiêu…) hoặc khó tiêu làm cho chỗ mụn nhọt, lở loét bị kích thích, cọ xát, gây nên xuất huyết dạ dày,…
Xuất huyết dạ dày có nguyên nhân nội khoa: Bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh xuất huyết dạ dày do nguyên nhân nội khoa, như khi bệnh nhân có bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan, ung thư dạ dày,…. Do một số bệnh về mạch máu như: Bệnh bạch cầu, Bệnh suy tuỷ xương, Bệnh máu chậm đông, Bệnh máu chảy lâu, xuất huyết giảm tiểu cầu,… : một số bệnh máu do những cơ chế khác nhau có thể chảy máu ở nhiều nơi: chân răng, mũi, dưới da, ruột, niêm mạc dạ dày.
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Một số nguyên nhân khác: Bệnh nhân có thể xuất hiện mụn nhọt lở loét ở bao tử, tá tràng ngày càng lớn thêm, mạch máu căng lên, nhân cơ hội kích thích mạnh làm mạch máu quá căng gây xung huyết và mạch máu gần chỗ mụn nhọt lở loét bị vỡ, máu tràn vào bao tử. Ngoài nguyên nhân tức giận, sợ hãi hoặc u uất quá hoặc thần kinh bị kích thích đột ngột cũng gây nên bệnh xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày lở loét lâu ngày, vận động mạnh, đụng tới bụng hoặc khiêng nhấc vật nặng,… cũng có thể là ‘thủ phạm’ gây bệnh lý dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết thêm, việc phát hiện sớm bệnh nhân mắc xuất huyết dạ dày chính là những yếu tố sống còn giúp bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn nguy kịch, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày:
Đau vùng thượng vị dữ dội: Khi bị xuất huyết dạ dày, biểu hiện đầu tiên mà bệnh nhân có thể cảm nhận được chính là đau dữ dội vùng thượng vị, sau lan khắp bụng, bụng cứng, toát mồ hôi, bệnh nhân bị tái xanh, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
Loét dạ dày hành tá tràng là một nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Nôn ra máu: Nôn ra máu là dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày. Trước khi nôn, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số dấu hiệu báo trước ví như: Khó chịu, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo trước. Máu có thể còn tươi nếu máu chảy ra được nôn ngay. Máu đen lẫn máu cục và thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra. Chất nôn có màu nâu, hồng: khi máu chảy ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hoà loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn.
Đại tiện ra phân đen: Đôi khi bệnh nhân xuất huyết dạ dày không nôn mà chỉ có đại tiện phân đen. Phân đen như bã cà phê, mùi khẳm do máu đã được tiêu hóa một phần. Trường hợp chảy máu nhiều, phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn với phân lổn nhổn đen mùi khắm. Nếu chảy máu ít hơn, phân vẫn thành khuôn, màu đen giống nhựa đường, mùi khắm.
Khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: benhhetieuhoa.com