Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng hay bệnh đau dạ dày,…là chứng bệnh phổ biến trong nhân dân, “căn bệnh của xã hội hiện đại” đang ngày càng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Hướng dẫn cách phòng tránh và sơ cứu cho nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn
- Bệnh đau dạ dày có lây từ người bệnh sang người lành không?
- Làm thế nào để phòng bệnh đường tiêu hóa cho người cao tuổi?
Chế độ ăn uống khoa học giúp bạn phòng tránh hiệu quả bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày – chứng bệnh của cuộc sống hiện đại
Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh dạ dày như Ung thư dạ dày, Viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng tăng cao do thói quen ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ. Ngoài ra việc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, sử dụng thức ăn nhanh, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ em cho đến những người già cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Một chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi lối sống chính là những biện pháp vô cùng quan trọng trong phòng ngừa bệnh dạ dày.
Chế độ ăn uống khoa học giúp bạn phòng tránh hiệu quả bệnh đau dạ dày
- Về chế độ ăn
Để hạn chế nguy cơ mắc phải chứng bệnh này, bạn không nên hoạt động trí óc hay tham gia các hoạt động mạnh sau ăn 30 phút vì lúc này não bộ đang tập trung điều khiển dồn một lượng máu lớn đến dạ dày để thực hiện tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, nếu bạn có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ có sự “chia sẻ” năng lượng nhất định khiến dạ dày của bạn bị thiếu máu hoạt động trở nên kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày.
Bệnh nhân nên ăn đúng bữa, đúng giờ
Điều thứ hai bạn cần lưu ý chính là hạn chế căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân khiến dạ dày tăng cường bài xuất axít và làm giảm lượng máu đến dạ dày khiến dạ dày tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày lâu dần gây nên các chứng bệnh đau dạ dày và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chính vì vậy, bạn cần sắp xếp thời gian sao cho hợp lý, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. Bạn cũng nên giữ ấm vùng bụng, vì vùng bụng bị lạnh có thể khiến chức năng dạ dày kém đi.
- Về cách ăn
Để phòng bệnh dạ dày bệnh nhân cần đảm bảo chế độ ăn uống cũng như chế độ vệ sinh trước khi ăn, nên ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày. Bệnh nhân cũng nên thực hiện ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày; hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày làm việc một cách hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Bạn nên hạn chế sử dụng những chất kích thích
Đặc biệt, bệnh nhân nên ăn uống điều độ, rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc bạn ăn uống điều độ, đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ dạ dày bài tiết một cách chuẩn xác, có lợi cho tiêu hóa, không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của bạn. Bạn cũng không nên vừa uống vừa ăn bởi chúng sẽ làm cho dịch dạ dày bị pha loãng khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về chế độ ăn uống cho bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Nguồn: benhhetieuhoa.com