Theo những tin tức Y tế mới nhất, mối quan hệ giữa việc mắc bệnh Ung thư dạ dày với việc sử dụng thuốc ức chế bơm Proton (PPI – ví dụ omeprazol, pantoprazol…) trong điều trị vi khuẩn Helicobacter Pylory được TS.Wai Keung Leung, Bệnh viện Queen Mary, Hồng Kông (Trung Quốc) và cộng sự tìm ra vào ngày 31-10-2017.
- Cảnh báo: 5 triệu chứng chứng tỏ bạn đã bị ung thư dạ dày
- Chế độ ăn uống khoa học giúp bạn phòng tránh hiệu quả bệnh đau dạ dày
- Làm thế nào để khắc phục chứng trào ngược dạ dày thực quản?
Nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng cao do sử dụng thuốc ức chế bơm Proton
Nguy cơ ung thư dạ dày do sử dụng thuốc ức chế bơm Proton
Kết luận này được đưa ra khi các nhà khoa học sử dụng một cơ sở dữ liệu lớn về sức khỏe tại Hồng Kông, Tiến sĩ Leung và các cộng sự của mình đã so sánh nguy cơ xuất hiện ung thư dạ dày trên 63. 397 bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế bơm Proton cũng như những thuốc kháng Histamin H2 (Cimetidin, Ranitidin…) – những thuốc này thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc viêm dạ dày có nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylory từ năm 2003 -2012.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, có tất cả 152 bệnh nhân mắc chứng bệnh ung thư dạ dày sau khi điều trị vi khuẩn Helicobacter Pylory, những bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc có tác dụng ức chế bơm Proton có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng được sử dụng để đối chiếu. Nguy cơ này càng tăng khi bệnh nhân sử dụng thuốc trong thời gian dài và liên tục.
Nghiên cứu này được đánh giá là nghiên cứu có độ tin cậy lớn vì các nhà khoa học đã sử dụng một cơ sở dữ liệu lớn để phân tích, điều này rấy lên lo ngại về việc sử dụng thuốc ức chế bơm Proton trong điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylory.
Cơ chế tác dụng của thuốc ức chế bơm Proton
Thuốc ức chế bơm Proton là thuốc như thế nào?
Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang công tác và giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, thuốc ức chế bơm Proton sẽ kết hợp với các với Enzyme tạo nên phức hợp không còn hoạt tính có tác dụng vận chuyển ion H+, làm bất hoạt các Enzyme và được gọi là thuốc ức chế bơm Proton. Hiện nay trên thị trường có những loại thuốc thuốc ức chế bơm Proton phổ biến như:
- Omeprazole
- Lansoprazole
- Pantoprazole
- Rapeprazole
- Esomeprazole
Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc ức chế bơm Proton là một trong những loại thuốc cơ bản được sử dụng trong điều trị chứng trào ngược dạ dày hành tá tràng, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng,…. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng loại thuốc này. Bởi vì, bản chất của thuốc ức chế bơm Proton không phải là thuốc, khi bạn sử dụng loại thuốc này, thuốc đi vào trong cơ thể và hấp thụ vào máu hoặc đi đến nơi gặp các hoạt chất hóa học tác động mới nó mới được chuyển hóa thành thuốc và lúc này tác dụng thuốc ức chế bơm Proton mới được phát huy.
Vì vậy để tác dụng thuốc ức chế bơm Proton phát huy một cách tối đa, bệnh nhân cần lưu ý về cách dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc để thuốc phát huy một cách tốt nhất.
Một số thuốc ức chế bơm Proton thường được sử dụng
Những lưu ý về cách sử dụng thuốc ức chế bơm Proton
Về cách sử dụng thuốc ức chế bơm Proton : Vì thuốc ức chế bơm Proton là tiền thuốc do đó thuốc không bền và dễ bị phá hủy bởi acid dạ dày và. Chúng ta nên uống thuốc ức chế bơm Proton nguyên viên, không nên bẻ nhỏ hoặc nghiền nát trước khi uống để bảo vệ hoạt chất có trong thuốc.
Về thời gian uống thuốc ức chế bơm Proton cần lưu ý: tế bào viền của dạ dày sẽ tiết ra Acid trong bữa ăn, khi uống sau ăn thuốc sẽ bị phá hủy và mất đi hoạt chất do đó chúng ta nên uống thuốc ức chế bơm Proton trước 30 phút để đưa đến tế bào viên khi nó tiết acid, các acid này sẽ biến các tiền thuốc thành thuốc và phát huy tác dụng điều trị tối đa.
Lưu ý cuối cùng mà Bác sĩ Chu Hòa Sơn muốn gửi tới bạn chính là việc bạn không nên tự ý sử dụng thuốc ức chế bơm Proton khi chưa có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Nguồn: benhhetieuhoa.com