Công tác điều trị ung thư tuyến nước bọt thường liên quan đến phẫu thuật hoặc xạ trị, là phương pháp điều trị thông dùng được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện hiện nay.
- Những nguyên nhân thường gặp nhất gây Ung thư tuyến nước bọt
- Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến nước bọt thường gặp

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt thường phát triển từ các tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa hoặc các tuyến nước bọt lớn (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi). Đồng thời đây là căn bệnh có tần suất mắc bệnh từ 1-3 người/100.000 người/năm, khoảng 3 – 6% các trường hợp ung thư vùng đầu cổ ở người lớn. Đối tượng dễ mắc căn bệnh ung thư tuyến nước bọt là 55 đến 65 tuổi, còn u lành tính thường xuất hiện sớm hơn 10 năm, ở độ tuổi trung bình 45 tuổi.
Theo các chuyên gia thì bệnh ung thư tuyến nước bọt được chia làm các giai đoạn khác nhau. Dựa vào các giai đoạn này mà người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp và cũng là cách giúp người bệnh phân biệt được mức độ nặng nhẹ mà bản thân đang mắc phải.
U tuyến dưới lưỡi
Dấu hiệu dễ nhận thấy của u tuyến dưới lưỡi là một đám cứng dưới niêm mạc miệng, kênh lưỡi khi nói và nuốt, gây cảm giác khó chịu.
Tuyến dưới hàm
- Tuyến dưới hàm ở giai đoạn sớm: thường xuất hiện khối u nhẵn chắc không đau (biểu hiện chung cho cả u lành và u ác tính).
- Tuyến dưới hàm ở giai đoạn muộn: Đây là giai đoạn mà u đã xâm lấn vào cơ, xương hàm vùng hầu họng làm cho u cố định rắn chắc.
U tuyến mang tai
- U tuyến mang tai ở giai đoạn sớm: Đây là giai đoạn mà gần như các bệnh nhân đều có khối u ở tuyến mang tai. Tuy nhiên đôi lúc sẽ có những đợt sốt nhẹ, u to và không thể phân biệt u lành hay u ác tính ở thể lâm sàng
- U tuyến mang tai ở giai đoạn muộn: Đây là các dấu hiệu liệt dây thần kinh số VII. Khi u lan rộng xâm lấn vào đáy sọ có thể gặp dấu hiệu liệt dây thần kinh số V, IV, XII.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt
Hiện các phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt được áp dụng phổ biện hiện nay có thể kể đến phẫu thuật và xạ trị. Với mỗi phương pháp sẽ có những chỉ định và ưu điểm khác nhau.
Phẫu thuật ung thư tuyến nước bọt
Với những trường hợp khối u ung thư nhỏ và nằm tại vị trí thuận lợi để phẫu thuật thì người bệnh sẽ được cắt bỏ khối u và một phần nhỏ các mô lân cận. Với những khối u lớn thì người bệnh bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt.
Với những trường hợp được chẩn đoán là đoán đã di căn hạch bạch huyết ở cổ, người bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành cắt hạch bạch huyết, dây thần kinh ở cổ và loại bỏ các cơ. Sau khi phẫu thuật điều trị ung thư tuyến nước bọt, bệnh nhân có thể phải chịu một số tác dụng phụ như tê mặt, tê vai, gáy.
Xạ trị điều trị ung thư tuyến nước bọt
Xạ trị đóng vai trò hỗ trợ, được áp dụng sau khi phẫu thuật. Đa số các trường hợp sẽ được chỉ định tia xạ hậu phẫu. Tia xạ tiền phẫu được chỉ định cho một số hoàn cảnh đặc biệt như u dính, xâm lấn rộng…
Các chỉ định chính của tia xạ hậu phẫu:
- Khối u ở phần sau của thùy
- Khối u có độ ác tính cao
- Di căn hạch vùng
- U đã xâm lấn thần kinh
- U tái phát sau phẫu thuật
Điều trị ung thư tuyến nước bọt vẫn còn là thách thức đối với y học, hi vọng tương lai không xa y học sẽ phát triển với những phương pháp điều trị tối tân hơn hiện tại. Tuy nhiên dù thế nào người bệnh vẫn nên phòng ngừa trước khi bệnh xảy đến theo hướng dẫn của chuyên gia và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sơm và điều trị kịp thời.
Bích Nhuần – benhhetieuhoa.com