Cơn đói sẽ khiên ruột có cảm giác rõ rệt và không mấy dễ chịu, thậm chí là quặn đau.Tuy nhiên sau khi đã được lấp đầy bằng thức ăn, bạn trải qua cảm giác ngược lại là no bụng.
- Thuốc Silymarin giúp hướng gan và bảo vệ gan
- Tìm hiểu về công dụng của thuốc Vilogastrin trong vấn đề chữa bệnh
- Tìm hiểu về thuốc chống đau dạ dày ALBIS

Làm thế nào để bạn biết cơ thể đã no?
Cảm giác no bụng bắt đầu khi thức ăn đi từ miệng xuống thực quản. Sau khi thức ăn xuống đến dạ dày, nó sẽ dần lấp đầy chỗ trống. Điều này làm cho các cơ dạ dày căng ra. Vô số dây thần kinh phức tạp bao quanh thành dạ dày, gây ra cảm giác căng phồng. Chúng gửi thông tin cho thần kinh phế vị truyền đến cuống não và vùng dưới đồi, những bộ phận chính của não điều khiển việc tiếp nhận thức ăn. Nhưng đó chỉ là một nguồn thông tin mà bộ não sử dụng để ý thức sự no. Sau cùng, nếu làm dạ dày bằng nước, bạn sẽ không cảm thấy no lâu.
Não của bạn cũng xem xét các hợp chất hóa học truyền tin dưới dạng hormone sản sinh bởi tế bào nội tiết suôn suất hệ tiêu hóa của bạn. Các hormone này phản ứng với chất dinh dưỡng trong ruột và mạch máu đang tăng dần khi bạn tiêu hóa thức ăn. Khi hormone thẩm thấu ra ngoài chúng sẽ bị máu cuốn đi và cuối cùng đến vùng dưới đồi não. Có hơn 20 hormone thuộc dạ dày – ruột non giúp tiết chế cảm giác them ăn của chúng ta.
Ví dụ, cholecystokinin được sản xuất bởi các tế bào ở ruột non để phản ứng với thức ăn. Khi chạm đến vùng dưới đồi não, nó làm giảm sự hung phấn khi ăn. Khi điều này xảy ra, cảm giác no bắt đầu xâm chiếm và bạn sẽ dừng ăn. Cholecystokinin cũng làm chậm sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Việc này làm dạ dày bạn căng lên trong một khoảng thời gian, giúp cơ thể ghi nhận cơ thể đang no. Có vẻ đây là lý do tại sao chúng ta ăn càng chậm càng có cảm giác no lâu hơn. Khi bạn ăn nhanh, cơ thể không có thời gian để nhận biết đang ở trạng thái nào. Sau khi chất dinh dưỡng và hormone dạ dày – ruột xuất hiện trong máu, chúng thúc đẩy tuyến tụy tiết insulin. Insulin kích thích tế bào chất béo của cơ thể sinh ra hormone khác là leptin. Leptin phản ứng với cơ quan thụ cảm ở quần thể nơron tại vùng dưới đồi não.

Vùng dưới đồi não có hai nhóm nơron quan trọng với cảm giác đói của chúng ta. Một nhóm sản sinh cảm giác đói bằng cách tạo ra và giải phóng các protein. Nhóm còn lại ức chế cơn đói nhờ vào các hợp chất của chính chúng. Leptin chặn nơron chuyên điều khiển việc tiếp nhận thức ăn ở vùng dưới đồi não và kích thích các nơron ngăn cản chúng. Lúc này, cơ thể chúng ta có cảm giác no căng.
Thông qua sự trao đổi thông tin liên tục giữa các hormone, vùng thần kinh phế vị, phế vị và các phần khác nhau của vùng dưới đồi não, não bạn nhận tín hiệu rằng bạn dã ăn đủ. Theo các nghiên cứu được fanpage Tin tức Y tế Việt Nam – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp cho biết, có vài loại thức ăn giúp no lâu hơn một số loại khác.Ví dụ như khoai tây luôn được sếp hạng là một trong những thức ăn giúp no lâu trong khi bánh mỳ thì lại làm chúng ta nhanh đói. Nhìn chung, thức ăn có nhiều chất đạm, xơ và nước sẽ giúp bạn no lâu hơn.
Cơ thể con người vô cùng kỳ diệu với những phản ứng mà không phải loại động vật nào cũng có được. Những tín hiệu từ các bộ phận chuyển về giúp bạn ý thức nên hay không nên ăn, từ đó mang đến một sức khỏe tốt.
Nguồn: benhhetieuhoa.com