Tràn khí màng phổi là bệnh thường gặp ở người trưởng thành và do nhiều nguyên nhân tác động gây nên, cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh các nguy hiểm xảy ra, thậm chí có thể gây tử vong.
- Bệnh thương hàn không nên ăn gì?
- Vì sao bạn cảm thấy thường xuyên bị chuột rút bất thường?
- Chuyên gia lý giải bệnh giời leo (zona) là bệnh gì?
Tràn khí màng phổi là có sự hiện diện khí trong khoang màng phổi. Trong đó bao gồm 2 loại đó là TKMP tự phát (TKMP tự phát -nguyên phát: ở người không có bệnh phổi hoặc không có nguyên nhân thứ phát. TKMP tự phát- thứ phát : ở người có bệnh lý ở nhu mô phổi trước đó). TKMP thứ phát (Do chấn thương: chấn thương kín hoặc vết thương hở ở lồng ngực. Do điều trị: thứ phát sau các thủ thuật nội-ngoại khoa).
Bệnh thường gặp trên đối tượng nào? Tỷ lệ mắc bệnh ra sao ? Làm thế nào để chuẩn đoán và điều trị bệnh ? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện với bác sĩ đến từ trường Cao đẳng Y Dược Pasteur của chúng tôi để cùng tìm hiểu những kiến thức bổ ích về căn bệnh này nhé!
Tràn khí màng phổi
Hỏi: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết tần suất mắc bệnh ở nam và nữ cũng như ở các độ tuổi khác nhau như thế nào ?
Trả lời
Tần suất: Các số liệu tại Mỹ cho thấy
Nam:
TKMP tự phát – nguyên phát: 7,4 ca/100.000 dân/năm
TKMP tự phát – thứ phát: 6,3 ca/100.000 dân/năm
Nữ:
TKMP tự phát – nguyên phát: 1,2 ca/100.000 dân/năm
TKMP tự phát – thứ phát: 2,0 ca/100.000 dân/năm
TKMP ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: 26 ca/1000 dân/năm
TKMP do chấn thương thường xảy ra hơn TKMP tự phát với tỉ lệ ngày càng cao nhất là do tai nạn giao thông.
Giới:
Đối với TKMP tự phát tiên phát, tỉ lệ Nam: Nữ = 6,2:1.
Đối với TKMP tự phát thứ phát tỉ lệ Nam: Nữ = 3,2:1.
Giới nam bị TKMP tự phát nhiều hơn nữ có lẽ do hút thuốc nhiều hơn
Tuổi:
TKMP tự phát tiên phát xảy ra ở người từ 20 – 40 tuổi và hiếm khi gặp ở người > 40 tuổi
TKMP tự phát thứ phát thường gặp hơn ở những bệnh nhân 60 – 65 tuổi.
Hỏi: Những nguyên nhân nào có thể gây ra tràn khí màng phổi vậy thưa bác sĩ ?
Trả lời
Các nguyên nhân sau
TKMP tự phát – nguyên phát
Thường xảy ra ở người trẻ, tầm vóc cao gầy, không có bệnh lý nhu mô phổi trước đó.
Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ đặc biệt quan trọng gây TKMP tự phát. Trong số những bệnh nhân TKMP tự phát nguyên phát, 91% bệnh nhân đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc.
TKMP tự phát – thứ phát:
Thường xảy ra trên những bệnh nhân có bệnh lý phổi nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, hen phế quản.
Các bệnh lý khác có thể gây TKMP tự phát thứ phát:
+ Bệnh phổi mô kẽ
+ Bệnh ác tính
+ Viêm phổi do vi khuẩn
+ Nhồi máu phổi
+ Lạc nội mạc tử cung tại lồng ngực có thể gây TKMP
Trong chấn thương kín: có thể gây tổn thương trực tiếp phế nang, phế quản hoặc gẫy xương sườn đâm thủng phế nang làm khí từ phế nang đi vào khoang màng phổi.
Trong vết thương xuyên thấu ngực: Khí từ ngoài theo lỗ thủng lồng ngực hoặc từ phổi theo lỗ thủng phế nang đi vào khoang màng phổi.
Tràn khí màng phổi do điều trị: Là một biến chứng của các thủ thuật nội – ngoại khoa.
Các thủ thuật thường gây TKMP là:
- Chọc dò màng phổi
- Sinh thiết màng phổi
- Đặt catheter TM trung ương
- Sinh thiết xuyên phế quản
- Thông khí nhân tạo áp lực dương
- Đặt nội khí quản thiếu thận trọng
- Phong bế thần kinh liên sườn
Chọc dò màng phổi gây biến chứng TKMP 30% khi được thực hiện bởi một thầy thuốc kém kinh nghiệm trong khi chỉ là 4% đối với một thầy thuốc nhiều kinh nghiệm.
TKMP căng: Thường xảy ra trong khoa săn sóc đặc biệt ở những bệnh nhân được thông khí nhân tạo. Màng phổi tạng bị tổn thương tạo thành van một chiều làm cho khí đi một chiều từ phế nang vào trong khoang màng phổi.
Hỏi: Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng nào để có thể chẩn đoán tràn khí màng phổi?
Các dấu hiệu lâm sàng để nhận biết tràn khí màng phổi
Trả lời
Dựa vào bệnh sử: Hai triệu chứng chính là đau ngực, khó thở và 64% bệnh nhân có cả hai triệu chứng này. Đau ngực khởi phát đột ngột, cường độ dữ dội hoặc đau nhói, lan lên vai cùng bên và tăng lên khi hít vào. Khó thở đột ngột, khó thở nặng nề hơn trong trường hợp TKMP tự phát thứ phát do phổi đã giảm chức năng trước đó.
Khám thực thể:
Dấu hiệu toàn thân: Vã mồ hôi, tím tái
Dấu hiệu sinh tồn: Thở nhanh nông, tim nhanh, mạch nghịch,tụt huyết áp.
Khám lồng ngực: Lồng ngực kém di động bên TKMP. Rung thanh giảm hoặc mất bên tràn khí. Gõ vang bên tràn khí. Rì rào phế nang giảm hoặc mất bên tràn khí.
Tĩnh mạch cổ nổi (TKMP căng)
Rối loạn tri giác
Hỏi: TKMP có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nào và các biện pháp điều trị bệnh?
Trả lời:
Biến chứng
Suy hô hấp giảm oxi máu
Tràn khí – máu màng phổi
Tràn khí màng phổi căng
Dò phế quản màng phổi
Phù phổi do tình trạng nở phổi trở lại nhanh
Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng việc điều trị sỏi thận khá phức tạp phải kết hợp điều trị nội ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Nên dùng oxy cho mọi bệnh nhân (oxy làm tăng hấp thu khí qua màng phổi tăng lên 4 lần so với thở không khí phòng).
Hầu hết bệnh nhân đều phải nhập viện để theo dõi và chọc hút khí.
Điều trị TKMP tự phát nguyên phát gồm theo dõi đơn thuần, chọc hút và đặt dẫn lưu màng phổi.
Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát cũng như TKMP do chấn thương cần đặt dẫn lưu màng phổi trong hầu hết các trường hợp.
TKMP do điều trị thường chỉ cần theo dõi và chọc hút khí nếu cần.
TKMP căng là một cấp cứu nội khoa cần giải áp ngay bằng kim chọc vào khoảng liên sườn 2 đường trung đòn sau đó đặt dẫn lưu màng phổi.
TKMP tái phát cần có những biện pháp điều trị mạnh hơn để phòng ngừa
Điều trị ngoại khoa
Đặt ống dẫn lưu màng phổi
Làm dính màng phổi: Là làm dính lá thành và lá tạng với nhau để bít khoang màng phổi.
Qua nội soi lồng ngực hoặc phẩu thuật ,các tác nhân gây xơ hóa được bơm vào khoang màng phổi: kháng sinh( tetracycline,doxycycline minocycline), bột talc
Ngừa tái phát > 90%
Nội soi màng phổi cắt các bóng khí lớn và/hoặc bơm chất gây xơ hoá vào làm dính màng phổi.
Phẫu thuật lồng ngực được chỉ định khi khí tiếp tục dò ra > 7 ngày, TKMP tái phát cùng bên, TKMP đối bên, TKMP 2 bên, TKMP lần đầu trên bệnh nhân có nghề nghiệp nguy cơ cao (thợ lặn hoặc phi công).
Nguồn: benhhetieuhoa.com