- Tìm hiểu tác dụng điều trị bệnh của cây bạch truật trong Y học cổ truyền
- Tác dụng điều trị bệnh của củ mạch môn trong Đông y
- Cây xạ đen có mấy loại và loại nào dùng để điều trị ung thư?
Tìm hiểu về công dụng của cây lá hen trong việc chữa ho, viêm phế quản
Cây lá hen khắc tinh của bệnh hen, ho phế quản
Trong dân gian cây lá hen không phải là loại thảo dược quá xa lạ, chúng thường được dùng để sắc nước uống với mục đích chính là chữa hen suyễn, ho gà, viêm phế quản. Đông Y thường gọi cây lá hen với nhiều tên gọi khác nhau như: Nam tì bà, Bồng bồng, Bàng biển, Cốc may… Cây thường có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch. Vì được sử dụng phổ biến trong dân gian nên hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh lá hen có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng histamin và chống oxy hóa, tăng cường sức bóp của cơ tim, phòng ngừa nhiễm khuẩn. Vì thế cây có tác dụng trong việc chữa ho vô cùng hiệu quả. Ở nước ta cây lá hen thường mọc hoang hóa khắp nơi, nhiều nhất ở các tỉnh miền ven biển và hải đảo. Nhiều nơi còn gọi cây này là cây bàng biển. Bộ phận dùng để làm thuốc gồm lá cây và vỏ. Lá hen cũng có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên lá loại cây này có lông nên khi đem về phải dùng khăn ướt lau sạch lông, sau đó đem phơi khô hoặc sao khô để làm thuốc.
Một trong những bài thuốc Y học cổ truyền về cây lá hen đơn giản mà được nhiều người sử dụng nhất đó là lấy 8 đến 10 lá hen rửa sạch, đun với nước uống. Chỉ sau 2 – 3 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm một cách đáng kể. Không chỉ được sử dụng phổ biến trong nước mà ở Ấn Độ người dân nơi đây cũng đã biết dùng cây lá hen hàng nghìn năm nay để chuyên chữa các bệnh về đường hô hấp, trong đó điển hình nhất là ho, hen.
Lá cây hen tuy nhiều lông nhưng có thể sử dụng làm thuốc
Những nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của lá hen
Dựa theo những kinh nghiệm dân gian từ thời xa xưa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh công dụng của cây thuốc quý lá hen đối với những bệnh nhân bị hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD giúp giảm đờm, ho, khó thở. Qua nghiên cứu, kết quả cho thấy, lá hen hạn chế đáng kể đặc tính viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu lympho, bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính. Nghiên cứu cũng cho thấy thành phần hoạt chất quan trọng trong lá hen là α-và β-amyrin, giúp làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase (Leukotriene là các chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản. Việc làm giảm Leukotriene giúp mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản.
Vì đã chứng minh hiệu quả trong việc chữa bệnh nên hiện nay cây lá hen được y học hiện đại sử dụng rất nhiều để bào chế làm thuốc chuyên trị các bệnh về đường hô hấp.
Nguồn: benhhetieuhoa.com