Theo các bác sĩ chuyên về hệ tiêu hóa khẳng định nếu nhận thấy một số dấu hiệu điển hình của chứng ngộ độc thực phẩm như: nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt,…ngay sau khi ăn uống thì nên đến các cơ sở y tế để xử lý ngộ độc thực phẩm. Chuyên gia hướng dẫn nguyên tắc điều trị ra sao?
- Chuyên gia lý giải bệnh giời leo (zona) là bệnh gì?
- Khám phá 6 lỗi phổ biến gặp phải khi chạy bộ mà ai cũng mắc phải
- Học chuyên gia bí quyết chữa hóc xương cá tại nhà chuẩn nhất
Bác sĩ hướng dẫn nguyên tắc xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Những nguyên nhân phổ biến có thể gây ra chứng ngộ độc thực phẩm
Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân phổ biến gây ra ngộ độc thức ăn là gì?
Trả lời:
Trong các bệnh đường tiêu hóa, có thể nhận thấy ngộ độc thực phẩm là chứng bệnh phổ biến nhất và thường xảy ra trong tập thể, nhiều người cùng bị. Ngộ độc thức ăn bao gồm các dạng dưới đây:
- Ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn. Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn (Salmonella, C.botulinum) hoặc chứa sẵn độc tố của vi khuẩn không bị hủy nhiệt độ cao (S.aureus) gây viêm dạ dày ruột.
- Ngộ độc thức ăn không do nhiễm khuẩn: Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên như ngộ độc cá nóc (tetradotoxin), trứng cóc (bufotoxin), khoai mì (cyanic). Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi, tạo vị…
- Ngộ độc thức ăn thường là nhẹ, tự khỏi bệnh trong 24 giờ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nặng và có thể tử vong với vi khuẩn như Botulus hoặc cá nóc.
Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể có khả năng gây ngộ độc thực phẩm:
Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm
Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh.
Xử lý thực phẩm hoặc nấu nướng món ăn không đúng cách.
Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
Thức ăn không được nấu chín kĩ để “tiêu diệt” các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
Hỏi: Khi bị ngộ độc thức ăn bệnh nhân sẽ có các biểu hiện nào?
Trả lời:
Biểu hiện lâm sàng: Nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốc. Sốt thường gặp trong ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn. Dấu hiệu mất nước do nôn ói, tiêu chảy. Dấu hiệu đặc hiệu tùy tác nhân trong ngộ độc không nhiễm khuẩn. Triệu chứng lâm sàng tùy tác nhân nhiễm khuẩn. Trang tin tức cũng đã cập nhật thông tin.
Hỏi: Vậy khi đó chúng ta cần làm các xét nghiệm nào và dựa vào đâu để chẩn đoán xác định bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn?
Trả lời:
Các xét nghiệm cần làm
Xét nghiệm trực tiếp và cấy vi khuẩn trong chất nôn ói, dịch dạ dày, phân, mẫu thức ăn.
Cấy máu.
Công thức máu.
Ion đồ.
Chẩn đoán xác định
Bệnh sử: bệnh nhân ăn cùng loại thức ăn, nhiều người cùng bị. Về lâm sàng: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Kết hợp kết quả xét nghiệm: tìm thấy vi khuẩn trực tiếp hoặc cấy trong chất nôn ói, dịch dạ dày, phân.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý như tiêu chảy do siêu vi Rota, tả, bệnh lý tiêu hóa ngoại khoa, nhiễm khuẩn huyết.
Những nguyên nhân phổ biến có thể gây ra chứng ngộ độc thực phẩm
Nguyên tắc điều trị ngộ độc thực phẩm đúng chuẩn nhất
Hỏi: Vậy nguyên tắc điều trị ngộ độc thực phẩm là gì và bệnh được điều trị như thế nào?
Trả lời:
Điều trị tình huống cấp cứu.
Nhanh chóng loại bỏ độc chất.
Chất đối kháng đặc hiệu.
Điều trị biến chứng.
Điều trị
- Điều trị tình huống cấp cứu:
Hồi sức hô hấp.
Hồi sức sốc.
- Điều trị co giật.
Gây nôn (tại hiện trường): nhanh chóng gây nôn để loại bỏ bớt thức ăn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.
Rửa dạ dày, than hoạt tính: Trường hợp nhẹ không cần rửa dạ dày, không dùng than hoạt tính. Chỉ rửa dạ dày và uống than hoạt tính khi ngộ độc thức ăn chứa độc tố nguy hiểm như C.botulinum, trứng cóc, cá nóc, khoai mì cao sản.
- Chất đối kháng đặc hiệu:
Khoai mì cao sản: Thiosulfate de sodium.
Nấm độc amanita muscarina: Atropin.
Uống Oresol phòng ngừa mất nước, cung cấp nước, năng lượng, điện giải. Bù dịch tùy theo độ mất nước. Kháng sinh trong trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella, Listeria.
Điều trị biến chứng:
Rối loạn điện giải.
Hạ đường huyết.
- Rối loạn nhịp tim chậm trong ngộ độc trứng cóc.
Suy thận cấp do E.coli O157 H7
Đồng thời cần theo dõi: Dấu hiệu sinh tồn. Chất nôn ói, tiêu chảy. Dấu hiệu mất nước.
Hỏi: Để phòng ngừa không bị ngộ độc thực phẩm chúng ta cần đảm bảo các vấn đề gì?
Trả lời:
Phòng ngừa là điều quan trọng nhất trong vấn đề ngộ độc thực phẩm nhất là trong mùa nắng nóng. Do đó, chúng ta hãy hết sức lưu ý để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cần ăn chín, uống sạch. Bảo quản tốt thức ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng. Không ăn cá nóc, trứng cóc, khoai mì cao sản. Không ăn nấm rừng, nấm lạ.
Trang Minh