- Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây dâu tằm
- Trong Đông y cây cẩu tích có tác dụng điều trị bệnh như thế nào?
- Tìm hiểu những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây hoa hòe
Trà sơn mật là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý
Trà sơn mật là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý
Trà sơn mật còn có tên gọi khác là trà hồng sâm, chúng là một loại trà bổ mát thường có ở các vùng núi cao như núi đá Sa Pa, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái. Loại trà này hoàn toàn sạch, không dùng phân bón, hóa chất. Cây trà hoàn toàn nhờ vào thiên nhiên và không có sự tác động của con người. Trên thực tế trà sơn mật không phải là một vị thuốc đơn đơn lẻ mà là sự kết hợp của các cây thuốc nam khá quen thuộc trong Đông Y, cụ thể như: Chè dây, hoa kim ngân, cỏ ngọt, lương phấn thảo và hoa nhài. Những loại thảo dược trên đều là những vị thuốc nam thông dụng được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Sự kết hợp này đã tạo nên một loại trà đặc biệt, rất tốt cho sức khỏe con người mà lại có mùi vị thơm ngon hấp dẫn. Theo đó các vị thuốc này đều có một công dụng, mùi đặc trưng riêng biệt, tạo nên một loại trà có vị thơm ngon, có thể chữa được nhiều bệnh lý.
- Trà dây: có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc. Thường được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như: vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp, cốt tuỷ viêm, viêm hạch, viêm tuyến vú, viêm họng, eczema, nhiễm trùng vết thương, viêm loét dạ dày,…
- Kim ngân hoa: Kim ngân vị ngọt, tính hàn, không độc, tác động vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, sát trùng, hỗ trợ điều trị sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai, tăng tuổi thọ.
- Cỏ ngọt: có tác dụng lợi tiểu, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, giảm cân, chống nhiễm khuẩn. Dùng để thay thế đường làm nước giải khát, các loại bánh kẹo, mứt. Cỏ ngọt còn giúp làm mượt tóc, làm mềm da, nuôi dưỡng mô và giúp tái tạo làn da mới.
- Lương phấn thảo: Có vị ngọt, hơi nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị cảm mạo, huyết áp cao; đau cơ xương; đái tháo đường; viêm gan cấp…
- Hoa nhài: Giúp thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, trị mất ngủ, đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, rôm sảy, nhức mỏi, đau đầu gối, sốt, hen suyễn, huyết áp cao, mụn nhọt, tiêu chảy, tiểu nhiều.
Chính vì những công dụng trên mà trà sơn mật được nghiên cứu chữa bệnh tiêu hóa, xương khớp và nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác.
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của trà sơn mật trong Đông y
Tác dụng điều trị bệnh của cây trà sơn mật
Ngoài công dụng chữa các bệnh hệ tiêu hóa thì trà sơn mật có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như: Giảm mỡ máu, phòng chống ung thư, thải độc, tính mát thông độc, hỗ trợ chữa trị mất ngủ, tốt cho người bị các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, viêm họng do thời tiết, người uống rượu bia nhiều, béo phì,…Vì thế chúng được bào chế thành rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền khác nhau:
Tác dụng giảm mỡ máu
Dựa trên những thành phần của trà hồng sâm, loại trà này được biết đến là vị thuốc nam dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp làm giảm mỡ máu cơ thể. Rất tốt cho bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
Tác dụng giúp thanh nhiệt
Người bệnh sử dụng trà hồng sâm thường xuyên sẽ có tác dụng giúp giảm nhiệt miệng, chống mụn nhọt, nổi mẩn do nóng trong người,… Bởi vậy loại trà này rất được ưa chuộng trong mùa hè giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt.
Công dụng của trà hồng sâm làm mát gan, hạ men gan
Các thành phần của trà hồng sâm đều có tác dụng làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan. Bên cạnh đó trà hồng sâm còn giúp giải rượu, tốt cho người nghiện bia rượu.
Tác dụng của trà hồng sâm trị chứng mất ngủ
Uống trà hồng sâm vào buổi tối sẽ giúp mọi người an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp trị chứng mất ngủ, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn, bớt mệt mỏi cho cơ thể.
Người bình thường cũng có thể dùng trà sơn mật hàng ngày
Trà sơn mật rất tốt cho sức khỏe, vì vậy mọi người kể cả những người có bệnh hay những người bình thường khỏe mạnh cũng nên uống trà hồng sâm mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Nguồn: benhhetieuhoa.com