Viêm thực quản làm tổn thương thực quản nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhai nuốt, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Viêm thực quản là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, có tỷ lệ người mắc cao. Nắm được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết của bệnh sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.
- Nguyên nhân gây viêm thực quản phổ biến nhất hiện nay
- Điều trị viêm thực quản như thế nào cho hiệu quả?
- Dấu hiệu giúp bạn nhận biết chính xác bệnh viêm thực quản trào ngược
Những biểu hiện điển hình của bệnh viêm thực quản
Nguyên nhân gây viêm thực quản điển hình
Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn, bệnh viêm thực quản do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân gây viêm thực quản được phân chia theo điều kiện nó gây ra, một số nguyên nhân cụ thể gây viêm thực quản được biết đến như sau:
Viêm thực quản trào ngược: Đây là nguyên nhân gây viêm thực quản thường gặp nhất. Thực tế cho thấy, có rất nhiều người không phân biệt được bệnh viêm thực quản trào ngược với bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Viêm thực quản do thuốc: Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, một số loại thuốc dạng uống có thể gây tổn thương mô khi tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian kéo dài, như: Aspirin; các thuốc chống viêm không steroid khác như ibuprofen và naproxen; thuốc kháng sinh, như tetracycline và doxycycline; kali clorua; thuốc bisphosphonates, bao gồm alendronate… Nguy cơ viêm thực quản do thuốc rất dễ xuất hiện khi bệnh nhân uống thuốc mà không uống nước hoặc uống ít nước.
Trào ngược dạ dày là một nguyên nhân rất thường gặp trong bệnh viêm thực quản
Viêm thực quản bạch cầu ái toan: Do nồng độ cao của các tế bào bạch cầu trong thực quản, để đáp ứng với tác nhân gây dị ứng làm xuất hiện chứng viêm thực quản bạch cầu ái toan. Những chất gây dị ứng có thể là thực phẩm gây viêm thực quản bạch cầu ái toan là: Sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, lạc, lúa mạch đen và thịt bò… hoặc chất gây dị ứng hít vào như phấn hoa…
Viêm thực quản truyền nhiễm: Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thêu giảng viên bộ môn Vi Sinh – Ký sinh trùng cho biết, các tác nhân gây nhiễm trùng thực quản có thể là vi khuẩn, siêu vi, nấm (thường gặp nhất là nấm Candida albicans) hay ký sinh trùng trong các mô của thực quản.
Bệnh nhân viêm thực quản có rất nhiều các biểu hiện khác nhau
Một số biểu hiện của bệnh viêm thực quản
Bệnh nhân mắc bệnh viêm thực quản có thể xuất hiện một số biểu hiện điển hình như sau:
- Khó nuốt (chứng khó nuốt).
- Đau nuốt (odynophagia).
- Nôn ra máu.
- Có khi viêm nặng gây rối loạn tim mạch, loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.
- Đau ngực, đặc biệt phía sau xương ức xảy ra với ăn uống.
- Nuốt thức ăn trở nên khó khăn trong (impaction thực phẩm) thực quản.
- Buồn nôn.
- Ói mửa.
- Đau dạ dày.
- Trào ngược nước bọt.
- Giảm sự thèm ăn.
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những người quá trẻ, để giải thích khó chịu hay đau đớn, dấu hiệu của viêm thực quản có thể bao gồm:
- Cho ăn khó khăn.
- Không phát triển mạnh.
Khi bạn thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
Nguồn: benhhetieuhoa.com