- Muối magnesi là gì, có công dụng và hiệu quả gì trong vấn đề chữa bệnh?
- Thuốc điều trị đau bao tử Mepraz có tốt không ?
- Bí quyết giúp phụ nữ mang thai hết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Thông tin về thành phần và tác dụng của thuốc Acetyl leucin
Thông tin về thành phần và tác dụng của thuốc Acetyl leucin
Cũng như nhiều loại thuốc hệ tiêu hóa khác, thuốc Acetyl leucin có thành phần là Acetylleucine, có tác dụng điều trị các cơn chóng mặt, hoa mắt, đau đầu. Theo đó, chúng được bào chế dưới dạng Viên nén và Dung dịch tiêm tĩnh mạch. Vì thế để sử dụng thuốc Acetyl leucin thực sự có hiệu quả thì người sử dụng cần dùng với đúng liều lượng như sau:
Người lớn:
- Ðường uống: nói chung, 1,5 đến 2g mỗi ngày (tương ứng 3 đến 4 viên mỗi ngày), thời gian điều trị từ 10 ngày đến 5 hoặc 6 tuần. Khi bắt đầu điều trị, hoặc khi điều trị không hiệu quả, có thể tăng liều lên đến 3 g hoặc 4 g mỗi ngày mà không gặp trở ngại nào.
- Ðường tiêm tĩnh mạch: 2 ống/ngày; thời gian điều trị biến đổi tùy theo diễn biến lâm sàng (liều lượng có thể tăng lên 4 ống/ngày nếu cần).
Cách dùng cụ thể như sau:
- Ðường uống: liều hàng ngày chia làm 2 hay 3 lần, nên dùng vào bữa ăn.
- Ðường tiêm: nếu chóng mặt nhiều cần điều trị khẩn cấp, đặc biệt khi nôn không thể dùng thuốc uống, tốt nhất nên tiêm chậm qua đường tĩnh mạch (tiêm bắp có thể dẫn đến những phản ứng tại chỗ).
Dược động học của thuốc Acetyl leucin có cơ chế như thế nào?
Dược động học của thuốc Acetyl leucin có cơ chế như thế nào?
Để phòng ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra, các Dược sĩ tư vấn cũng đã ghi lại dược động học của thuốc Acetyl leucin với người sử dụng như sau:
- Ðường uống: Sau khi dùng thuốc, acetyl-leucine đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng 2 giờ.
- Ðường tiêm: Sau khi tiêm 1g Tanganil qua đường tĩnh mạch, quan sát thấy động học gồm 2 phần với một giai đoạn phân phối rất nhanh (thời gian bán hủy trung bình 0,11 giờ) và một kỳ đào thải nhanh (thời gian bán hủy trung bình 1,08 giờ).
Cũng như nhiều các loại thuốc khác, thuốc acetyl-leucine cũng chống chỉ định với các đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ đang có thai và cho con bú. Nếu không tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc Dược sĩ tư vấn thì người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Phát ban, ngứa, Rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, Mệt mỏi,… Khi thấy có các dấu hiệu tác dụng phụ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
Hi vọng với những chia sẻ về cách sử dụng thuốc acetyl-leucine của dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình sử dụng thuốc để thuốc phát huy được tối đa công dụng trong việc chữa bệnh.
Nguồn: benhhetieuhoa.com